Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Làm giàu từ chăn nuôi

       Trong công cuộc đổi mới hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là hướng phấn đấu của cả nước ta, nhưng nông nghiệp vẫn là sự lựa chọn để phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp, gia đình...Phát triển kinh tế từ chăn nuôi không khó, nhưng đòi hỏi phải có lòng nhiệt huyết, có quyết tâm, cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm mới mang lại thành công.
Rắn mối thành phẩm
        Mô hình chăn nuôi Dúi và Rắn mối củng là một trong những mô hình phổ biến đem lại lợi nhuận cao. Con Dúi  được nuôi nhiều ở phía Bắc còn Rắn mối được nuôi nhiều ở phía Nam, đây là hai loài rất dễ nuôi và chăm sóc hầu như không có bệnh tật. Dúi là động vật gặm nhấm thức ăn chủ yếu là họ nhà tre, mía... ngoài ra còn bổ sung thêm các loại củ như khoai lang, ngô, săn... Ngược lại loài Rắn mối lại ăn những thức ăn có mùi tanh như tôm tép, cá vụn,cào cào...nhưng món ăn khoái khẩu vẫn là mối.
         Chúng tôi ban đầu cũng chỉ nghĩ nuôi cho vui nhưng sau một thời gian thấy hay hay lúc đấy mới tìm hiểu qua người quen, sách báo, mạng internet và bắt đầu đầu tư một số lượng giống nuôi thử nghiệm rồi thấy hiệu quả cao vốn đầu tư thấp, sau đó mạnh dạn nuôi thêm vừa nhân giống vừa bán thành phẩm.
Rắn mối giống
Dúi trưởng thành
          Trên thị trường hiện nay rất ưa chuộng món ăn lạ và bổ dưỡng này chúng cũng xin chia sẻ với bà con một vài kinh nghiệm để áp dụng mô hình chăn nuôi này có hiệu quả hơn.

          Rất mong được sự ủng hộ đóng góp ý kiến đặc biệt là những kinh nghiệm của bà con đã thực hiện mô hình này lâu năm và đạt hiệu quả cao để chúng tôi học hỏi và thành công hơn trên con đường làm giàu từ chăn nuôi. Xin chân thành cảm ơn!

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Nuôi Dúi

        1. GIỚI THIỆU
Dúi trưởng thành
    Con dúi có tên khoa học là Atherurus macrourus. Họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentia, nhóm thú. Dúi hay còn được gọi là chuột tre, chuột nứa. Có 2 loại dúi chủ yếu được phân biệt bởi kích cỡ và màu sắc. Chúng đều có thân hình ngắn, mắt nhỏ, tai nhỏ và đuôi ngắn. Chân ngắn và có móng vuốt. Răng rất khỏe, thích hợp cho việc đào hang và gặm thức ăn.  Dúi trưởng thành có chiều dài thân 25 - 35 cm. Chiều dài đuôi 10 - 12 cm, đuôi không có lông. Trọng lượng 0,7 - 2 kg/con. Tuổi thọ của dúi dao động 5 - 7 năm. Thời gian nuôi để dúi từ lúc sinh đến lúc đẻ con là khoảng 8 đến 9 tháng. Một năm dúi đẻ từ 2 - 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 5 con. Để phân biệt được dúi cái hay dúi đực phải nuôi thời gian 3 tháng trở lên dúi lúc đó khoảng trên 3 lạng. Phân biệt bằng cách xách đuôi dúi lên xem bộ phận sinh dục của chúng thời gian này đã rõ rệt.
    Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là vật nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.
        2. CÁCH LÀM CHUỒNG TRẠI
    Xây chuồng cho dúi cũng không cần quá nhiều chi phí
a. Làm chuồng nuôi thương phẩm                                          
Dúi con tách mẹ 
 Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm trở lên hoặc rộng 3m2, cao 1,2m (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch dốc 1 - 2%, dày 8 - 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước, bố trí 1 lỗ thoát nước nhỏ đường kính khoảng 1,5cm ở góc thấp nhất của ô chuồng. Trong tự nhiên, dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi trong chuồng đặt khoảng 5 - 7 ống cống nhỏ, đường kính 20cm, dài 30 - 50cm. Với ô 3m2 có thể nuôi 10 con (8 cái, 2 đực) có thể các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng chú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau. Củng có thể xây mỗi ô chuồng nuôi 1 - 2 con chỉ cần khoảng 1m². Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng. Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,0 - 1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi.
b. Làm chuồng nuôi sinh sản
Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con
         Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản tuy nhiên người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết. Tốt nhất nên xây mỗi con dúi sinh sản một chuồng riêng.
Dúi nuôi tập trung
Dúi thích ánh sáng tán xạ, khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý nên làm nửa sáng, nửa tối, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, phải được mát về mùa hè, nếu mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi trực tiếp vào chuồng tránh dúi bị mù mắt hoặc bị dính nước mưa dúi sẽ chết. Chuồng nuôi xây xong phải để một khoảng thời gian mới đem thả đề phòng dúi liếm phải nước xi măng . Bố trí làm chuồng ở khu yên tĩnh.
3. CÁCH CHỌN GIỐNG
     Muốn nuôi dúi sinh sản thì mua dúi nuôi của những chỗ đã nuôi. Không  nên mua dúi rừng vì tỉ lệ hao hụt bệnh tật và công nuôi dưỡng tốn kém nhiều. Đem dúi về cho nó quen với môi trường sống ít nhất 1 tháng. Dúi nó dạn với người nuôi và cách chăm sóc thì dúi mới sinh sản tốt. Hơn nữa dúi mới chuyển về chỗ mới sẽ sụt cân. Sau 1 tuần dúi mới cân bằng trở lại. Nếu mua dúi con (không cần phải dúi mới tách bầy, dúi khoảng 400g trở lên là tốt) thì về nhốt chung trong một ô chuồng. Như vậy dúi có cảm giác không xa lạ chỗ cũ. Cho dúi ăn có thể vuốt ve dúi được là tốt. Dúi nuôi tập thể mau lớn hơn. Nuôi cho dúi quen với môi trường rồi thì tiến hành phối giống.
Chọn những con có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, các chi không khiếm khuyết, các núm vú bình thường đều nhau đối với Dúi cái. Nuôi tập thể cho giảm công chăm sóc, giảm công dọn dẹp chuồng trại và đỡ tốn diện tích chuồng nuôi. Hơn nữa, Dúi con tranh nhau ăn cũng lớn nhanh. Tuy nhiên, ta chỉ nên nuôi chung Dúi con khoảng 4–7 tháng tuổi rồi tách chúng ra nuôi riêng. Vì khoảng 8 tháng tuổi trở lên là Dúi cái có dấu hiệu động dục nhưng phải khoảng 12 tháng tuổi thì Dúi sinh sản mới tốt. Giai đoạn này chúng dễ cắn nhau vì tranh bạn tình hoặc chiếm vị thế con đầu đàn. Trong khi nuôi tập thể ta tiến hành lựa Dúi giống để nuôi, những Dúi quá mập hay gầy ốm thì để nuôi xuất bán Dúi thương phẩm. Khi nuôi ta theo dõi nếu Dúi sinh sản ít và thưa thì ta cũng không nên tiếc mà xuất bán Dúi thương phẩm.
          Chú ý: Hiện nay, nghề nuôi Dúi đang phát triển và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những người làm ăn chân chính, lợi dụng thời cơ có một số kẻ làm ăn trục lợi bằng cách thu gom Dúi rừng về rồi bán cho bà con làm giống. Để tránh bị lừa, đảm bảo có con giống tốt, đã thuần, dễ chăm sóc và phát triển tốt, xin đưa ra một số cách để mọi người phân biệt Dúi rừng và Dúi nuôi như sau:
          a. Đến trực tiếp cơ sở bán Dúi tận mắt nhìn chuồng trại, nếu chuồng mới xây thì chất liệu gạch, vữa còn mới chứng tỏ Dúi mới được nhập về, cơ sở đó không phải là người nuôi lâu năm và chắc chắn chưa có kinh nghiệm.
          b. Bảo Người bán Dúi tự tay bắt Dúi, nếu nuôi thuần thì Dúi để cho bắt mà ko cắn hay gầm gừ. Còn nếu người bán ko dám bắt hoặc dùng dụng cụ để bắt thì chắc chắn đó là Dúi rừng nhập về.
          c. Nhìn trên đầu con Dúi nếu có các vết thương thì là Dúi rừng, vì Dúi rừng mới nhập về sẽ cắn nhau gây vết thương, còn Dúi nuôi thì người lành lặn, không gầm gừ, không chầy sước.
Nên mua Dúi từ những cơ sở nuôi sinh sản, không nên tham rẻ mà mua phải những con giống không tốt, chưa thuần ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi vì thực tế nếu mua Dúi rừng về thuần hóa ít nhất mất 1 năm mới thuần và tỷ lệ cắn nhau đến chết là rất lớn, hao hụt cao. Vì thực chất hiện nay Dúi rừng thường bán rẻ hơn Dúi nuôi, hơn nữa đến cơ sở nuôi dưỡng bà con sẽ được tư vấn chăm sóc, phòng bệnh bằng chính kinh nghiệm thực tế của người nuôi, độ an toàn cao hơn nhiều. Còn người buôn Dúi rừng thì không qua thực tế nuôi nên không thể tư vấn được.
         4.THỨC ĂN
    Dúi là loài gặm nhấm nên thức ăn của chúng chỉ nên dùng một số loại sau:
Cây họ nhà tre (Tre bánh tẻ, chít (bông lau), măng bát độ, tre, trúc, trẩy, bương, luồng, nứa, hóp…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, cỏ ghi-lê, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi), các loại thức ăn này sẽ giúp dúi tiêu hóa tốt và mài bộ răng ngày nào cũng dài ra vài mi li mét của chúng. Ngoài ra Dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả . Đối với các loại thực ăn tinh bột như ngô, khoai, sắn… chỉ nên cho dúi ăn một tháng tối đa hai đến ba lần, nếu cho ăn nhiều dúi sẽ đi ngoài, cũng không được cho dúi ăn cỏ voi vì chúng sẽ bị chết vì tắc ruột, (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).
Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố…, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất...
Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
- Dúi 2 - 3 tháng tuổi: 50 - 100 g rau, củ quả; 5 - 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 - 10 g lúa, ngô, đậu các loại.
- Dúi 3 - 6 tháng tuổi: 100 - 250 g rau, củ, quả; 10 - 15 g thức ăn tổng hợp; 5 - 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 - 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
- Dúi 6 - 9 tháng tuổi: 250 - 350 g rau, củ, quả; 15 - 30 g thức ăn tổng hợp; 15 - 30 g thức ăn hạt các loại và 10 - 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.
Ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh…Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát. Riêng mía nếu cho ăn phải kiểm tra còn phải lấy ra không được để lại qua 12h dễ bị chua ẩm mốc dúi ăn vào sẽ bị đi ỉa. Cho ăn vào lúc chiều tối.
Ngoài ra, phân dúi trong chuồng không cần phải dọn, mùa đông phân sẽ giữa ấm cho dúi còn mùa hè phân có chức năng làm mát. Một tuần dọn chuồng 1 lần củng có thể 2,3 lần tùy theo chuồng to nhỏ. Củng không nên để nhiều quá dúi rất khôn nó sẽ đùn phân thành đống và trèo ra ngoài.
         5. PHỐI GIỐNG DÚI BỐ MẸ                                                                                               
      Bắt đầu được sinh ra và lớn lên khoảng 8 tháng tuổi trở lên là Dúi cái có dấu hiệu động dục. Kiểm tra Dúi cái động dục bằng cách xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh duc là con cái có biểu hiện động dục.
Tiến hành gép đôi: chọn con đực Cho vào ô chứa dúi cái, con cái phải để nguyên trong chuồng ( nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít, nhanh nhẹn ) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 đến 5 ngày (quan sát được), chúng đánh hơi và phát ra tiếng kêu ực ực, tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần đến 10 ngày hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra. Nếu được đực rồi mà không tách con đực ra thì chúng sẽ cắn nhau nhưng ở mức độ nhẹ. Dưỡng dúi đực 10 ngày rồi cho vào dúi cái khác. Không nên ham cho dúi cái nhiều dúi đực ít. Tỉ lệ 1 đực 2 cái là tốt. Vì ta có nhiều con đực sẽ chọn được giống tốt. Phải chọn dúi khác dòng để tránh trùng huyết
Chú ý: Chọn giống con bố mẹ to, lông mượt, khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 4 đến 5 con cái tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.
6. CHĂM SÓC DÚI MẸ MANG THAI VÀ SINH CON
     Dúi muốn sinh sản phải đảm bảo 2 điều: trọng lượng từ 1kg trở lên và đủ tháng tuổi. Dúi vẫn tiếp tục tăng trọng phát triển khoảng trọng lượng đến 2,5 -3 năm. Trọng lượng tối đa là 3kg.
Dúi sinh sản
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô hoặc khoai lang hoặc củ sắn. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh. Không nên cho ăn quá nhiều dúi cái béo quá sẽ ảnh hưởng đến sinh sản, khó đẻ…
Dúi mẹ gần sinh sản thì đầu vú bóp nhẹ sẽ có sữa tiếc ra.Dúi mẹ tự sinh và nuôi con, thường đẻ vào ban đêm. Khi nuôi các bạn bỏ lá cây, giấy vụn,cỏ khô rơm rạ để dúi nằm và làm ổ lúc sinh sản luôn. Các bạn tránh dọn chuồng vào 2 ngày đầu dúi vừa sinh sản và tránh bỏ thêm giấy báo, lá cây khô… để dúi làm thêm ổ. Không cho chó mèo đến gần nơi nuôi dúi, khách tham quan vào xem hay người vào thăm dúi đẻ sờ mó dúi con thì hạn chế tối đa nếu có hơi tay đến tối dúi mẹ sẽ ăn hết dúi con đây là nhược điểm lớn nhất khi nuôi dúi cần phải để ý. Sau 7–10 ngày sau thì người chăm sóc có thể thăm Dúi bình thường. Với người lạ, độ an toàn thì phải từ 10 ngày sau mới nên vào thăm Dúi.
     Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Dúi sinh sản và nuôi con sẽ ốm lại trọng lượng khoảng 1,2-1,5kg. Khi nuôi con khoảng 1 tháng trở lên hoặc  khi cảm thấy dúi con ăn theo mẹ thì tách dúi con ra và dưỡng dúi mẹ thì dúi sẽ mập lại, không nên để con ở lâu với mẹ vì con bú nhiều sẽ làm chết dúi mẹ. Nếu không phối giống thì vú dúi mẹ sẽ bị teo lại. Khi nào dúi mang bầu và sinh sản thì vú lại nở to. Chăm sóc đặc biệt cho dúi mẹ lúc gần sinh sản cũng như lúc tách bầy cho ăn đầy đủ lượng tinh bột. Dúi con mới tập ăn cũng bổ sung tinh bột đầy đủ. . Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía… tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập, tách dúi con và nuôi chung đến 5,7 tháng thì tách ra từng con.
Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 đến 5 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với Dúi đực.
           7. PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO DÚI
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp... con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…
* Bệnh ký sinh trùng ngoài da. Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.
* Bệnh đường ruột. Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
    * Bệnh đau mắt. Chữa bằng cách nhỏ thuốc vào mắt dùng thuốc nhỏ mắt của người màu vàng.vài lần là khỏi.
            8. NUÔI DÚI THÀNH PHẨM
Không khác nuôi dúi sinh sản nhưng thoải mái hơn về chuồng trại và thức ăn.
Dúi thành phẩm
Có thể nuôi chung trong một ô chuồng rộng nhưng phải lựa chọn những con cùng tháng tuổi cùng lứa với nhau tránh trường hợp chúng cắn nhau và phải bỏ những tấm bro ximang hay hang hốc nhân tạo để chúng ẩn nấu không chen chúc trèo lên nhau, nhìn thấy nhau là cắn nhau. Chuồng phải rào kín để tránh chó mèo (đôi khi cả rắn) tấn công Dúi, nhất là dúi con.
Thức ăn không hạn chế hết lại cho ăn trong quá trình nuôi phải để ý kiểm tra thấy con nào hay cắn nhau thì nên tách ra. Và chú ý dọn chuồng trại sạch sẽ. Chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên Dúi khi nuôi. Tuy nhiên nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì Dúi sẽ bị dài răng sinh ra cắn phá chuồng để mài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để Dúi cắn nhau không phát hiện chữa trị thì nó cũng rất dễ bị viêm nhiễm rồi chết.
      Nếu trời lạnh quá thì cứ vức rơm rạ vào dúi sẽ tự quấn ổ, nếu tời nóng thì có thể dùng thêm quạt hoặc lợp thêm lá.
Thịt Dúi nướng rơm
Trước khi bán thịt 30 - 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60 - 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 - 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 - 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao, nuôi đạt đến trọng lượng 2,5 – 3kg có thể đem bán thịt.


Thịt Dúi sào xả ớt
             
Thịt Dúi làm được rất nhiều món ăn ngon, thịt dúi rất mát và giàu đạm, rất tốt cho sức khỏe. 



 Nếu cần tư vấn mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại: 0914018833

                           Xin chân thành cảm ơn!


Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Nuôi Rắn mối

 1. GIỚI THIỆU
Thằn lằn bóng (Rắn mối)
     Miền Nam gọi là “Rắn mối”, miền Bắc gọi là “Thằn lằn bóng” chúng thuộc họ Scincidae (skink), gồm những loài tương tự như Thằn lằn nhưng cổ ngắn, chi nhỏ, kích thước dưới 35cm. Nhóm loài này phân bố rộng trên toàn cầu, sống nhiều ở các nước nhiệt đới Việt Nam, Lào, Campuchia.... ngoại trừ các vùng cực. 
    Theo nhiều nguồn tin khác nhau thì Việt Nam có ba loài Thằn lằn bóng. Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), Thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longiccaudata) và Thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense). Ngoài ra còn có loài Thằn lằn Eutropis macularia. Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng (Thằn lằn bóng đuôi dài) đẻ khoảng 6 – 8 trứng/lần và Thằn lằn hoa và Thằn lằn Sapa đẻ từ 3 – 5 con/lần. Thằn lằn đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm canxi và phát triển ở ngoài, còn Thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn hoàn cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai. Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập. Cho đến nay còn rất nhiều thắc mắc về loài Thằn lằn mà vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
2. ĐẶC ĐIỂM 
    Và hiện nay trong giới nuôi Rắn mối tạm phân loại hai loài rắn mối là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc. Rắn mối (tên khoa học: Dasia olivase) là loài bò sát rất hiền lành, sống hoang dã hoàn toàn ở trên cạn, tuy hiền lành nhưng nhìn chúng nhiều ngươi chưa quen sẽ không dám bắt chúng. Khi gặp nguy hiểm con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ hay trong cây đi nơi khác. Rắn mối cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chổ cắt sẽ mọc đuôi mới, đuôi có thể mọc lại vài lần. Dựa vào đặc tính sinh hoạt của Rắn mối người ta câu chúng ở những nơi và vào những giờ chúng hay đi lại. Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng. Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón có vảy như vảy cá vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng, hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu,có thể phân ra hai loại là Rắn mối lưng trơn và Rắn mối lưng sọc.
   - Rắn mối lưng sọc: trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hong có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi.
    + Con đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hong, thân hình thon và khỏe mạnh
Rắn mối đực - cái
    + Con cái: đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hong nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.
   - Rắn mối lưng trơn: trên lưng không có sọc vảy phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngã vàng. Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.
     + Con đực: đầu to, chân khoẻ đuôi dài và khoẻ có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh
     + Con cái: có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng..
     Rắn mối hoạt động ban ngày, vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định và sẽ thay đổi tùy theo mùa. Vào mùa hè Rắn mối ra kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, vào buổi trưa chui vào chỗ râm của bụi cây để tránh nắng. Mùa đông Rắn mối trú trong hang, chỉ ra vào những ngày nắng ấm và vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày, thường là buổi trưa. Rắn mối lột xác vào mùa hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột xác ba bốn lần trong mùa. Sau khi lột da Rắn mối cũng ăn da như nhiều loài Thằn lằn khác.
3. XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI
Chuồng nuôi 
      Khâu làm chuồng tuy đơn giản nhưng rất quan trọng. Có thể tận dụng các sô, chậu, thau... để nuôi Rắn mối nhưng tốt nhất nên xây chuồng để nuôi được số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước: ngang 2m, dài 5m, cao 0,8m. mặt trường trong chuồng nên tô láng hoăc có thể ốp gạch men trơn tránh rắn mối thoát ra ngoài. Với kích thướt như trên có thể nuôi đươc 300 con rắn mối bố mẹ và 1000 con Rắn mối nhỏ.
      Nền chuồng có thể tráng ximăng, lót gạch nền hoặc nền đất tự nhiên làm hơi xuôi để dể thoát nước, nên làm nền đất tự nhiên để hợp với tập tính tự nhiên của Rắn mối và vệ sinh hơn. Dưới nền chuồng chúng ta bỏ gạch ống, ngói hay tôn pro xi măng… bể thành nhiều tầng lớp để làm chổ trú ẩn cho chúng phía trên có thể bỏ rơm, lá chuối, tàu dừa hay tàu cau khô,củi mục lên trên tạo mối và môi trường tự nhiên làm bãi tắm nắng cho chúng, cần phải thay dọn thường xuyên để giữ vệ sinh vì phân rắn mối rất hôi. Khi bỏ gạch vào thì ta trừ từ thành chuồng ra khoảng 30cm để rắn mối không nhảy ra ngoài. Đối với rắn mối ánh nắng là rất cần thiết chúng ta có thể xây chuồng nữa mát nữa nắng để có bãi tắm nắng cho chúng, buổi tối chúng ta nên chong đèn dây tóc để cho chúng sưởi ấm và dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối.
Chuồng sinh sản
      Phía trên nên che đậy bằng khung lưới mắt cáo để tránh mèo, gà, bìm bịp… vào vì Rắn mối là thức ăn khoái khẩu của chúng và tránh những con vật khác có thể làm hại đến Rắn mối. Không nên làm chuồng quá rộng trong khi nuôi con giống ít vì đặt tính của Rắn mối rất nhát do vậy nó sẽ ăn không đều và lớn không đều.
4. KỸ THUẬT NUÔI
  a. Con giống 
  Chọn giống con cái và con đực như nhau, nên chọn những con khoẻ mạnh không dị tật, dị hình không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cở. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chọn những con khoẻ và di chuyển nhanh và không dị tật. Nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian này rất nhiều. Con giống củng có thể bắt ngoài thiên nhiên nhưng kích cở sẽ không đồng đều, nên mua ở trại để có kích cở đều và khoẻ mạnh. Giống nuôi nên nhốt 50 đực 50 cái để đạt hiệu quả phối giống tốt nhất. 
  b. Thức ăn 
Rắn mối giống
  Rắn mối là động vật ăn tạp nên thức ăn của chúng rất đa dạng như các loại con trùng: ếch, nhái con, cá băm nhỏ, tôm tép, trùn quế, dế, gián… nhưng món ăn khoái khẩu của chúng vẫn là mối. cũng có thể ăn cơm, bột bổ sung thêm nhưng mỗi loại thức ăn cho chúng ăn phải tập, có khi chúng không ăn 1, 2 ngày lúc đó phải thay thức ăn ngay và cho ăn dặm thêm thức ăn mà chúng ta muốn thay đổi. Nên để hai cái đĩa làm máng ăn và máng uống củng có thể xây trực tiếp, cần vệ sinh máng trước khi cho ăn để tránh bệnh tật cho Rắn mối. Tỉ lệ thức ăn của chúng là 0,5kg/1000con. Nếu có điều kiện và nhiều thức ăn có thể cho chúng ăn nhiều hơn để Rắn mối phát triển tốt nhất.
  c. Sinh Sản 
Rắn mối con
  Rắn mối, sinh sản rất nhiều vào mùa mưa thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng Rắn mối trung bình đẻ 1 lần từ 10-12 con, mỗi năm đẻ 2-3 lứa, tháng sinh sản chủ yếu là tháng 4 và tháng 10, Rắn mối mẹ sinh ra một cái bọc trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 6 tháng trở lên và bắt đầu sinh sản từ 9 đến 10 tháng. 
   Lúc nuôi thì ta nuôi chung sắp đến mùa sinh sản thấy rắn mối cái bụng to thì ta tách riêng qua chuồng sinh sản để tiện chăm sóc theo dõi tránh hao hụt do Rắn mối đực ăn thịt con khi đói mồi. 
  Làm chuồng cho rắn mối sinh sản cũng như chuồng nuôi giống và nuôi thịt nhưng phải tách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiều vào chuồng và tránh tiếng động.              
  d. Chăm sóc 
  Rắn mối chăm sóc rất đơn giản không tốn công sưc nhiều chúng ta chỉ việc cho ăn 3 lần trong một ngày trước khi cho ăn vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thêu, móc, nên thay nước thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống. Chỉ vất vả nhất là thời gian tách riêng Rắn mối mẹ chúng nhanh nhẹn rất khó bắt, khi bắt tránh mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng thai và làm đứt đuôi của chúng.            
Rắn mối thương phẩm
  e. Những bệnh rắn mối thường gặp
  - Bệnh giun sán: Dùng thuốc sổ giun gói màu vàng pha nước hoặc thức ăn với liều lượng là 1 gói cho 1 ngàn con.
        Phòng bệnh: Chúng ta nên thường xuyên sát trùng bằng Clo hay thuốc sát trùng chuồng trại và loại bỏ những con bị bệnh. Dùng vôi sát trùng chuồng trại và các giá thể nuôi
  - Bệnh bại liêt: Triệu chứng bệnh như sau bị liệt một chân rồi sau đó hai chân và sau đó là bốn chân khoảng 3 đến 4 ngày rắn sẽ chết, khi lật bụng lên thì thấy da bị tróc từng mảng có nhiều đốt đỏ trông giống như bị xuất huyết ở da. Có thể do những nguyên nhân sau:
      . Bệnh bại liệt do thiếu các chất dinh dưỡng và các khoáng chất.
      . Khâu chuồng trại không đảm bảo vệ sinh tốt
      . Thiếu nắng... Cũng có thể là do thời tiết mưa nhiều nắng ít, không có nắng để rắn mối phơi nắng.
      . Chuồng làm bằng bê tông thường hay xảy ra dịch bệnh nhiều hơn nền đất.
      . Do mật độ nuôi quá dày
Thuốc trị bệnh cho Rắn mối
        Phòng bệnh: Đối với việc rắn mối bị liệt chân rồi chết, thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở da bụng. Rắn liệt chân chắc chắn nó bị bệnh rồi. Nếu bại hoặc liệt chân mà vẫn ăn thì đó là bệnh do thiếu khoáng vi lượng, nếu giảm ăn dần kèm xuất huyết da bụng thì đó là bệnh do nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc vi rút).
        Chúng ta cũng lưu ý vết xuất huyết có thể do rắn chết qua đêm nó bị ứ máu ở vùng thấp của cơ thể, tức rắn chết ở tư thế nằm sấp thì xuất huyết (tím) da bụng là đúng rồi. Trong lúc chưa biết là bệnh gì nên cho cả đàn rắn mối ăn/uống 3 - 5 ngày một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox, Ampi-col (1g/4,5 - 9kgP/ngày), Enroflox 5% (1g/5 - 10kgP/ngày) hoặc tiêm bắp kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/4,5kgP/lần), 2 ngày tiêm 1 mũi. Chúng ta dùng Phar-nalgin C (2ml/10kgP) và dung dịch sinh lý pha loãng để dễ chia liều tiêm.
  - Bệnh no hơi: Rắn mối có triệu chứng bụng  no hơi sau 2 đến 3 ngày sẽ chết khi chúng ta bắt rắn lên nước ở hậu môn của rắn chảy ra, miệng rắn có chất nhờn ở miệng.
        Phòng bệnh: Đối với việc bụng rắn  mối căng hơi rồi chết có thể do nhiễm khuẩn đường ruột. Bởi vậy chúng ta cũng dùng kháng sinh ăn/uống hoặc tiêm như trên. Ngoài ra những con đầy hơi đầu tiên cho uống Pharmalox để giảm hơi, sau đó cho ăn/uống liên tục trên 5 ngày men tiêu hoá (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/10kgP/ngày).                                                                    
- Bệnh tróc vảy: Đối với việc lưng rắn mối bị tróc vảy thân rắn bị mềm sau 2 đến 3 ngày rắn củng bị chết 
Thuốc trị bệnh cho Rắn mối
        Phòng bệnh: thì bạn dùng kháng sinh Rifampicin (điều trị bệnh lao của nhân y) bôi lên vùng da viêm rất có hiệu quả.                                                                                                      - Bệnh mù mắt: chưa tìm ra nguyên nhân.
       Phòng bệnh: nên bổ sung các khoáng chất và vitamin cho rắn mối, sổ giun định kỳ. Dùng thuốc nhỏ mắt người nhỏ 2 giọt vào mắt những con bị bệnh, còn những con không bị bệnh thì sát khuẩn định kỳ. Pha Ampi cho uống.
      Chú ý: Phòng các bệnh cho rắn mối
Rắn mối bệnh có biểu hiện như đã nói ngoài ra còn có các triệu chứng sau: tróc da, xưng trái và chảy mủ màu sữa và chết.
       Nên cho Rắn mối ăn uống sạch sẽ
       Không nên để thức ăn cho rắn mối dư quá lâu gây ôi thiu sẽ gây ra mầm bệnh về đường tiêu hóa cho rắn mối
       Kết hợp vệ sinh tiêu độc chuồng trại. Cần cho Rắn mối tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Rắn mối rất thích phơi nắng
 5. CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
    Chi phí làm chuồng nhiều hay ít tùy theo người nuôi, nên dùng gạch men thanh lý hay bị lỗi để ốp tường để đỡ chi phí hơn. Con giống trên thị trường hiện nay có giá 16.000đ/con đến 18.000đ/con và với 1000con thì tốn từ 12.000đ đến 15.000đ tiền mua thức ăn, ngoài ra nếu có thời gian có thể đào mối, bắt cào cào hay có thể nuôi dế, trùn quế để cho Rắn mối ăn. Rắn mối thành phẩm bán cho các nhà hàng có giá từ 12.000đ/con đến 15.000đ/con. Từ lúc mới nở đến khi bán được khoảng 9 tháng. Như vậy, nếu chăm sóc tốt 1.000 con trung bình 1 năm thu lợi nhuận từ 100 đến 150 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.
 6. CÔNG DỤNG                                                                                       
Răn mối nướng than
     Từ xưa đến nay, thịt Rắn nói chung và Rắn mối nói riêng luôn được xếp vào hàng những món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Mỗi loại Rắn tuy mang đến các vị hơi khác nhau nhưng chúng đều là bài thuốc chống đau nhức khớp, chữa bệnh phong thấp và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, do đặc trưng vận động nhiều nên thịt Rắn mối nhiều nạc, giàu dinh dưỡng và chứa nhiều loại đạm mà các loài động vật khác không có. Mặc dù vậy thịt Rắn mối không gây béo mà còn rất thích hợp cho nhiều người khi ăn kiêng. Rắn mối ngoài vị ngọt, mềm của thịt ra còn có nhiều chất dinh dưỡng không thua gì các loài động vật khác, ngoài ra nhiều người mua Rắn mối về dùng làm thuốc trị bệnh. Nhân dân tại nhiều vùng bắt Rắn mối làm thịt cho trẻ em đêm ngủ thở khò khè, bị hen suyễn, gầy yếu, bụng to cho ăn thịt rắn mối mỗi ngày ăn nữa hay một con tùy tuổi sẽ khỏi ngay, phụ nữ ăn thịt rắn mối  giúp da mặt thêm mịn màng...
Rắn mối chiên giòn
     Rắn mối mang về, nấu nước sôi đổ vào xô, rồi bắt từng con ra cạo sạch vảy, chặt bỏ đầu, chân, moi bỏ ruột, nhưng bằng mọi giá phải giữ lại chiếc đuôi, vì theo lời dân gian thì đuôi là món bổ nhất, nhưng rất dễ bị đứt khi bắt hoặc làm thịt Rắn mối, để giữ được đuôi của Rắn mối trước khi sơ chế đem thui qua lửa rơm. Thịt Rắn mối có thể chế biến được rất nhiều món ngon miệng như nướng than, chiên giòn, xào sả ớt, xào nghệ, gỏi Rắn mối, cháo rắn mối, rôti… Món nào cũng dễ chế biến mà hương vị cũng như sự đậm đà của mỗi loại lại rất đặc trưng.



Gỏi Rắn mối Bóp chua
Cháo Rắn mối

 Nếu cần tư vấn mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại: 0914018833

    Xin chân thành cảm ơn!